Việt Nam
CÁCH TẠO MÁY CHỦ VẬT LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

CÁCH TẠO MÁY CHỦ VẬT LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

27/03/2023

Để tạo máy chủ vật lý cho doanh nghiệp nhỏ bao gồm các yếu tố: chọn đúng phần cứng, hệ điều hành, kết nối mạng với máy chủ cũng như bảo mật máy chủ.

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ hay startup nhưng khối lượng tài nguyên của bạn ngày một tăng lên. Đã đến lúc bạn nên có cho doanh nghiệp mình máy chủ vật lý để mang lại hiệu quả hơn trong công việc.

Các Bước Tạo Máy Chủ Vật Lý

>>> Xem thêm: So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo: 8 điểm khác biệt chính cần biết

Để thiết lập máy chủ vật lý cho doanh nghiệp nhỏ, bạn cần thực hiện các bước sau cùng VNSO tìm hiểu nhé!

CÁCH TẠO MÁY CHỦ VẬT LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

Sơ đồ mạng với một máy chủ.

Chọn phần cứng máy chủ

Khi bạn muốn tạo máy chủ vật lý điều đầu tiên bạn cần làm đó là lựa chọn phần cứng và các tính năng máy chủ bạn cần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và tài nguyên hiện có của doanh nghiệp. Mỗi loại máy chủ sẽ có phần cứng và tính năng cụ thể riêng. 

Vì vậy khi chọn máy chủ bạn cần chú ý đến kích thước CPU, dung lượng ổ cứng và RAM phù hợp với yêu cầu của mình.

Lựa chọn hệ điều hành khi tạo máy chủ vật lý

Hệ điều hành được thiết kế hỗ trợ cho máy chủ cần phải mạnh mẽ để đảm bảo hoạt động ổn định, các hệ điều hành phổ biến như là: Windows, Linux, CentOS,…

Chọn hệ điều hành sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp đến chi phí và khả năng vận hành khi tạo máy chủ vật lý. Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần chú ý trước khi chọn hệ điều hành cho máy chủ.

Thân thiện với người dùng

Dễ cài đặt, cấu hình và trải nghiệm sử dụng sẽ là các yếu tố quan trọng cần được xem xét khi chọn hệ điều hành. Điều này sẽ rất quan trọng với các doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chưa có nhân viên kỹ thuật CNTT sẽ gây khó khăn cho bạn.

Hệ điều hành máy chủ phổ biến với người dùng đó là Windows. Bởi nó có giao diện gần giống với hệ điều hành Windows dành cho PC.

Hỗ trợ

Đa phần doanh nghiệp nhỏ thường chưa có được một nhân viên kỹ thuật CNTT cho hệ điều hành Linux, do đó hệ điều hành Windows server sẽ là hệ điều hành được đặt mặc định.

Tùy chỉnh

Hệ điều hành Linux sẽ được khuyến khích sử dụng nếu bạn có chuyên nguyên kỹ thuật hay quen thuộc với Linux do Linux khá linh hoạt và cung cấp nhiều tùy chỉnh hơn so với hệ điều hành Windows.

Chi phí

Chi phí vận hành hệ điều hành Linux sẽ có chi phí thấp hơn so với Windows khi tạo máy chủ vật lý. Tuy nhiên bạn cũng cần phải xem xét chi phí tổng thể bao gồm vận hành và bảo trì.

Chọn vị trí đặt server tại văn phòng

CÁCH TẠO MÁY CHỦ VẬT LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

Lựa chọn vị trí đặt máy chủ hợp lý.

Nếu có thể, bạn nên dành riêng một căn phòng để đặt máy chủ của mình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bảo mật dữ liệu. Căn phòng đặt máy chủ nên đủ lớn và kín nhưng có thể lắp đặt thiết bị làm mát và nguồn điện dự phòng. Vì nhiệt độ cao sẽ gây ra hỏng phần cứng máy chủ của bạn.

Hay bạn có thể đặt máy chủ ở bàn làm việc và đầu tư giá đỡ cho phần cứng máy chủ được an toàn và có tổ chức.

Thiết kế thêm một hệ thống bảng sắp xếp dây cáp để thẩm mỹ hơn, không bị rối và mất nhiều diện tích. Cũng như giúp cho việc bảo trì được dễ dàng hơn.

Cấu hình máy chủ

Dưới đây sẽ là cấu hình tiêu biểu cho máy chủ văn phòng khi tạo máy chủ vật lý:

  • Đặt mật khẩu quản trị viên an toàn cho máy chủ
  • Cấu hình mạng thường cài đặt mặc định
  • Thêm tài khoản quản trị cục bộ vào mỗi máy tính và kết nối chúng với máy chủ.
  • Cài đặt máy chủ của bạn làm máy chủ điều khiển tất cả các máy tính trên mạng của bạn. Máy chủ có thể xác thực thông tin đăng nhập của người dùng.
  • Thiết lập các tùy chọn truy cập và chia sẻ từ xa.
  • Thực hiện theo chiến lược sao lưu dữ liệu của công ty bạn. 
  • Bật cấu hình tường lửa để bảo vệ máy chủ khỏi sự xâm nhập

Các bước trên sẽ khác nhau tùy thuộc vào chức năng của máy chủ.

Triển khai bảo mật máy chủ

CÁCH TẠO MÁY CHỦ VẬT LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

Thiết lập hệ thống bảo vệ máy chủ.

Bảo mật máy chủ phải được chú ý thực hiện nghiêm túc, do máy chủ có thể bị tấn công với nhiều hình thức. Ngay cả khi máy chủ của bạn không kết nối trực tiếp với Internet. Chẳng hạn như trong trường hợp máy chủ cơ sở dữ liệu. Chúng vẫn có thể dễ bị tấn công thông qua sự xâm nhập bên từ mạng nội bộ của bạn. Một số phương pháp tấn công phổ biến. Như là email lừa đảo, cổng mở không an toàn, Drive-by tấn công, trojan, DDoS,…

Một số cách bạn có thể cải thiện tính bảo mật cho máy chủ sau khi tạo máy chủ vật lý

  • Thiết lập các biện pháp kiểm soát truy cập vật lý và ảo để giới hạn quyền truy cập vào máy chủ,
  • Cài đặt và cập nhật phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm độc hại,
  • Thiết lập và duy trì tường lửa,
  • Kích hoạt hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập,
  • Mã hóa dữ liệu của bạn,
  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng,
  • Sử dụng phần mềm để theo dõi tình trạng máy chủ và sự bất thường về lưu lượng truy cập,
  • Thường xuyên phân tích nhật ký
  • Thường xuyên thực hiện kiểm toán an ninh mạng

Tổng Kết

Là 1 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh sẽ có lúc phải đầu tư vào một máy chủ. Có thể là để phát triển, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bảo mật dữ liệu. Mặc dù việc tạo máy chủ vật lý không quá phức tạp, nhưng việc chọn một máy chủ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn có thể rất khó khăn vì có vô số lựa chọn.

VNSO hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý, máy chủ ảo, máy chủ đám mây uy tín. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!