Việt Nam
Cloud Security: Công nghệ đứng đầu bảo mật điện toán đám mây

Cloud Security: Công nghệ đứng đầu bảo mật điện toán đám mây

03/10/2023

Cloud Secutity là thuật ngữ viết tắt từ Cloud Computing Security, nghĩa là bảo mật điện toán đám mây. Một khái niệm mà trong thế giới ngày nay không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp. Sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây là xu thế chung, và các doanh nghiệp bắt đầu chuyển và lưu giữ khối lượng dữ liệu lớn Đi kèm với sự phát triển, bên cạnh đó luôn luôn tồn tại các mối đe dọa an ninh dữ liệu. Vì vậy sự cần thiết Cloud Security càng quan trọng hơn, nếu tổ chức nào lỏng lẻo trong dịch vụ này, không chú trọng quan tâm coi như sẽ đánh mất nhiều lợi ích to lớn của nó và chắc chắn là đối mặt với nguy cơ sụp đổ rất nhanh chóng.

Để có thể trang bị cho doanh nghiệp trở nên chắc chắn và vận hành một cách trơn tru để đạt được thành công trong tương lai các doanh nghiệp tổ chức đã chuyển từ hệ thống phần cứng tại chỗ sang hệ thống đám mây nhằm đáp ứng nhu cầu điện toán của doanh nghiệp. Hệ thống đám mây cho phép người dùng truy cập vào nhiều ứng dụng hơn, cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu, bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả và dễ dàng quản lý thông tin hơn.

Tại sao Cloud Security lại quan trọng?

Bảo mật đám mây rất quan trọng vì hầu hết các tổ chức đều đã sử dụng điện toán đám mây dưới hình thức này hay hình thức khác. Tỷ lệ áp dụng dịch vụ đám mây công cộng cao này được phản ánh trong dự đoán gần đây của Gartner rằng thị trường dịch vụ đám mây công cộng trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng  23,1% vào năm 2021 .

Các chuyên gia CNTT vẫn lo ngại về việc di chuyển nhiều dữ liệu và ứng dụng hơn lên đám mây do các vấn đề về bảo mật, quản trị và tuân thủ khi nội dung của họ được lưu trữ trên đám mây. Họ lo ngại rằng thông tin kinh doanh và tài sản trí tuệ có độ nhạy cảm cao có thể bị lộ do vô tình bị rò rỉ hoặc do các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi.

>>> Xem thêm: Mối đe doạ an ninh mạng hiện đại và giải pháp Security ứng dụng máy học (AI) trên nền tảng CDN

Một thành phần quan trọng của bảo mật đám mây tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu và nội dung kinh doanh, chẳng hạn như đơn đặt hàng của khách hàng, tài liệu thiết kế bí mật và hồ sơ tài chính.

Ngăn chặn rò rỉ và đánh cắp dữ liệu là rất quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng và bảo vệ tài sản góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh của bạn. Khả năng bảo mật đám mây để bảo vệ dữ liệu và tài sản của bạn khiến điều này trở nên quan trọng đối với bất kỳ công ty nào chuyển sang đám mây.

Cloud Security hoạt động như thế nào?

Mọi hoạt động bảo mật trong điện toán đám mây sẽ được thực hiện các yếu tố sau:

+ Có thể phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố gây mất mát

+ Bảo vệ bộ nhớ và mạng khỏi việc bị đánh cắp dữ liệu

+ Xác định được lỗi từ con người hoặc do sơ suất gây rò rỉ dữ liệu

+ Giảm thiểu tác động của việc xâm phạm hệ thống và dữ liệu.

Để làm được các điều trên, người xây dựng hệ thống Cloud Security cần phải tập trung làm những công việc sau:

Bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu là một phần của việc bảo mật điện toán đám mây liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật để ngăn chặn các mối đe dọa có thể xảy ra. Các công cụ và các công nghệ cho phép các nhà cung cấp và khách hàng xây dựng thêm các rào cản giữa quyền truy cập và khả năng hiển thị của dữ liệu nhạy cảm.

Ở vấn đề này, mã hóa dữ liệu là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng hiện nay. Mã hóa dữ liệu sẽ làm dữ liệu bị xáo trộn và chỉ có những người có khóa mã hóa mới có thể mở dữ liệu và đọc được dữ liệu đó.

Nếu dữ liệu của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, người đánh cắp nó có thể sẽ không đọc được dữ liệu và điều đó sẽ hoàn toàn vô nghĩa đối với họ. Ngoài ra, bạn các mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network) cũng thường được mọi người sử dụng khi cần phải truyền tải dữ liệu với nhau.

– Quản lý danh tính và quyền truy cập người dùng (IAM)

IAM (Identity and access management) liên quan đến các đặc quyền trợ năng được cung cấp cho tài khoản người dùng. Quản lý xác thực và ủy quyền tài khoản người dùng cũng thường sử dụng biện pháp này.

Kiểm soát quyền truy cập có vai trò then chốt để hạ chế người dùng (cả người dùng hợp pháp và các hackers) xâm phạm và ảnh hưởng đến hệ thống dữ liệu của bạn, đặc biệt là những dữ liệu nhạy cảm. Các biện pháp xác thực đa yếu tố là một trong những phương pháp thường được nhắc đến nhật của IAM.

– Quản trị các chính sách

Quản trị các chính sách tập trung vào việc phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thông tin về mối đe dọa có thể giúp theo dõi và ưu tiên các mối đe dọa để sẽ cho hệ thống luôn được bảo vệ cẩn thận.

Tuy nhiên, ngay cả khi các khách hàng từ đám mây riêng cũng có thể nhận được những lợi ích từ việc đánh giá các chính sách đào tạo về hành vi người dùng an toàn. Các quy tắc này hầu hết áp dụng trong môi trường tổ chức, nhưng các quy tắc để sử dụng an toàn và ứng phó với các mối đe dọa có thể hữu ích cho bất kỳ người dùng nào.

– Lập kế hoạch lưu trữ và khôi phục dữ liệu sau thảm họa (DR)

Lập kế hoạch lưu trữ và khôi phục dữ liệu sau thảm họa là các biện pháp và kỹ thuật giúp tránh mất mát dữ liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Trọng tâm của các gói dịch vụ DR (Disaster Recovery) là việc sao lưu hoặc xây dựng trung tâm lưu trữ dữ liệu dự phòng cho sự cố.

– Tuân thủ Pháp luật Ngành

Tuần thủ Pháp luật Ngành xoay quanh việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng theo quy định của các cơ quan lập pháp. Chính phủ luôn coi trọng việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng mạng để tránh việc họ bị các tội phạm mạng sử dụng thông tin làm việc phi pháp.

Do đó, các tổ chức cần có những biện pháp cụ thể để tuân thủ Pháp luật, một trong số đó chính là ẩn danh tính của người sử dụng bằng các biện pháp mã hóa.

Cloud Security mang lại điều gì cho các doanh nghiệp thời nay?

Các dịch vụ bảo mật Công nghệ thông tin truyền thống đã có sự phát triển vượt bậc khi chuyển đổi dữ liệu lên các đám mây. Mặc dù các mô hình đám mây thuận tiện hơn, nhưng kết nối đám mây luôn yêu cầu những yếu tố nhất định để giữ chúng trong môi trường an toàn.

Cloud Security là một giải pháp bảo toàn an ninh mạng được hiện đại hóa, nổi bật hơn so với các mô hình Công nghệ thông tin được kế thừa và tăng cường ở các yếu tố sau:

– Lưu trữ dữ liệu

Sự khác biệt lớn nhất là các mô hình bảo mật Công nghệ thông tin cũ chủ yếu dựa vào việc lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Các tổ chức từ lâu đã nhận thấy việc xây dựng tất cả các khuôn khổ Công nghệ thông tin trong nhà là để kiểm soát bảo mật tùy chỉnh, tốn nhiều chi phí và khá cứng nhắc.

Các giải pháp dựa trên đám mây đã giúp giảm tải chi phí phát triển và bảo trì hệ thống, nhưng cũng sẽ loại bỏ một số quyền kiểm soát từ người dùng.

– Tăng tốc độ

Một vấn đề nữa có thể xảy ra, Cloud Security yêu cầu bạn cần chú ý mỗi khi mở rộng hệ thống Công nghệ thông tin của tổ chức. Cơ sở hạ tầng và ứng dụng lấy đám mây làm trung tâm có thể vận động một cách nhanh chóng.

Dù khả năng này giúp cho các hệ thống được điều chỉnh một cách thống nhất theo từng thay đổi của tổ chức, nhưng nó lại khiến người sử dụng lo ngại về nhu cầu nâng cấp của tổ chức có thể sẽ vượt qua khả năng đáp ứng tính bảo mật của họ.

– Giao diện hệ thống của người dùng cuối từ Cloud Security

Đối với các tổ chức cũng như người dùng có nhân, hệ thống đám mây cũng giao diện với nhiều hệ thống và dịch vụ khác phải được bảo mật. Quyền truy cập phải được duy trì từ cấp thiết bị của người dùng cuối đến cấp phần mềm và thậm chí là cấp mạng kết nối.

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và người dùng phải chú ý đến các lỗ hổng bảo mật mà người dùng có thể tạo ra bằng việc thiết lập và truy cập và các hệ thống không an toàn.

– Gần với dữ liệu và hệ thống được kết nối mạng khác

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây luôn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ các nguồn khác nhau. Các trách nhiệm về bảo mật vốn thuộc về các nhà cung cấp này hoàn toàn dựa trên hệ thống người dùng cuối thay vì chính họ.

Giải quyết hầu hết các vấn đề về bảo mật đám mây có nghĩa là người dùng và nhà cung cấp dịch vụ đám mây đều phải chủ động nhận biết và hiểu rõ vai trong của họ trong môi trường an ninh mạng. Phương pháp tiếp cận đồng nghĩa với việc cả người dùng (bao gồm cả các cá nhân và tổ chức) và các nhà cung cấp phải cùng bắt tay giải quyết các vấn đề:

+ Cấu hình và bảo trì hệ thống an toàn

+ Giám dục an toàn an ninh mạng cho người dùng – cả về hành vi và kỹ thuật sử dụng.

Cuối cùng, các nhà cung cấp và người dùng đám mây phải có trách nhiệm giải trình minh bạch các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp khắc phục để luôn giữa cho môi trường đám mây được bảo mật.

Lời kết

Dù bạn là người dùng cá nhân hay một tổ chức thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng mạng và các thiết bị của bạn luôn được bảo mật. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có cái nhìn khái quát về bảo mật điện toán đám mây và sự quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn còn chưa bảo mật cho hệ thống Cloud của mình hoặc đang phân vân về giải pháp bảo mật điện toán đám mây, hãy liên hệ với VNSO ngay bây giờ để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia về các giải pháp bảo mật hệ thống cho bạn!