Việt Nam
WINDOWS CLOUD SERVER LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA CLOUD SERVER VÀ LINUX CLOUD SERVER

WINDOWS CLOUD SERVER LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA CLOUD SERVER VÀ LINUX CLOUD SERVER

09/02/2023

Dịch vụ Cloud Server thì khá là quen thuộc và phổ biến nhưng Windows Cloud Server thì còn khá lạ lẫm với nhiều người. Hôm nay, IDC Online sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả những vấn đề liên quan đến Windows Cloud Server nhé!

Khái niệm về Windows Cloud Server

Windows Cloud Server là dịch vụ máy chủ được ảo hoá trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing mà máy chủ dùng hệ điều hành Windows. Hiện nay, có nhiều phiên bản hỗ trợ Windows như: Windows 10 hay các Windows Server như: Windows Server 2012, Windows Server 2016, Windows Server 2019,… Máy chủ Windows Cloud là một cách tuyệt vời để lưu trữ dữ liệu cần thiết của bạn, bảo mật và truy cập dữ liệu đó từ mọi nơi.

Windows Cloud Server là dịch vụ máy chủ được ảo hoá trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing mà máy chủ dùng hệ điều hành Windows. Hiện nay, có nhiều phiên bản hỗ trợ Windows như: Windows 10 hay các Windows Server như: Windows Server 2012, Windows Server 2016, Windows Server 2019,… Máy chủ Windows Cloud là một cách tuyệt vời để lưu trữ dữ liệu cần thiết của bạn, bảo mật và truy cập dữ liệu đó từ mọi nơi.

Phân biệt Windows Cloud Server và Linux Cloud Server

Điểm giống nhau

Về cơ bản, cả 2 dịch vụ này đều là một hệ thống máy chủ được phát triển dựa trên nền tảng Cloud – Công nghệ điện toán đám mây. Và phục vụ một số nhu cầu của người dùng như: lưu trữ hosting, truy vấn dữ liệu,…. Cả Windows và Linux đều là những hệ điều hành phổ biến đối với đa số người dùng sử dụng hiện nay.

Điểm khác nhau

  • Chi phí. Linux tiết kiệm chi phí, an toàn, có thể mở rộng. Do sử dụng hệ thống mã nguồn mở và được tối ưu hóa cho cộng đồng. Ngược lại, Windows Cloud Server sử dụng Windows là một hệ điều hành khép kín. Do vậy, Windows không cho phép người dùng tùy biến nhiều.
  • Hệ điều hành. Linux Cloud Server được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux, được viết bằng các ngôn ngữ PHP, Python, My SQL và XML. Trong khi đó, Windows Cloud được xây dựng và phát triển dựa trên hệ điều hành Windows và được viết bằng các ngôn ngữ như ASP,ASP.net. Thông thường các trang web sẽ chạy mượt mà hơn trên hệ điều hành Windows.
  • Khả năng bảo mật. Linux là một hệ điều hành mở nên nó có thể nhanh chóng được cập nhật các bản vá bởi người dùng trong cộng động. Đối với Windows thì người dùng phải chờ đợi đến các phiên bản nâng cấp tiếp theo.
  • Khả năng chuyển đổi. Người dùng hệ điều hành của Linux có thể dễ dàng chuyển đổi sang hệ điều hành Windows. Nhưng nếu muốn chuyển đổi theo chiều ngược lại thì hơi khó khăn. Do Windows không hỗ trợ việc này.

Những ưu điểm khi sử dụng Windows Cloud Server

  • Windows hỗ trợ tốt hơn so với Linux có nguồn mở. Tuy nhiên chi phí đắt hơn do phải trả phí dịch vụ.
  • Dễ dàng triển khai các sản phẩm liên quan đến hệ hành Microsoft.
  • Cloud Server Windows cung cấp các ứng dụng độc quyền với độ bảo mật cực cao trên hệ điều hành Windows.  Và thường có nhiều tính năng sử dụng hơn so với Linux.
  • Windows là giải pháp máy chủ  hoàn chỉnh được thiết lập nhanh chóng. Giúp người dùng dễ dàng truy cập máy tính từ xa bằng giao diện đồ họa trực quan.
  • Trình quản lý dễ dàng cài đặt và được hỗ trợ tốt.

VNSO – Đơn vị cung cấp dịch vụ Windows Cloud Server

VNSO là đơn vị cung cấp dịch vụ Windows Cloud Server hàng đầu hiện nay. Nếu bạn còn đang phân vân thì xin đưa ra cho bạn một số lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi như sau:

  • Trung tâm dữ liệu được chứng nhận đầy đủ. Với hơn 20 Data Center cùng với máy chủ đám mây Windows được chứng nhận và giám sát đầy đủ. Cam kết an toàn cho hệ thống của bạn.
  • Dùng bao nhiêu thì trả phí bấy nhiêu. Mỗi người dùng bắt đầu với dung lượng lưu trữ cố định mà bạn chọn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể  nâng cấp lên dung lượng cao hơn. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
  • Bảo vệ chống DDoS. Các loại tấn công mạng này thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VNSO đảm bảo rằng các máy chủ cung cấp cho bạn là tốt nhất, đảm bảo an toàn khi xảy ra các cuộc tấn công DDoS.