English

Một số giải pháp Private Cloud tiêu biểu

08/07/2016

I. Giải pháp của Microsoft

Giải pháp Hyper-V Cloud của Microsoft cho phép cung cấp dịch vụ hạ tầng IaaS dựa trên nền tảng ảo hóa Hyper-V, bộ giải pháp quản trị System Center và bộ công cụ DDTK (Dynamic Data Center Toolkit).

microsoft_private_cloud

Mô hình Kiến trúc giải pháp Private Cloud của Microsoft

 Nền tảng ảo hóa Microsoft Hyper-V

Công nghệ ảo hóa Hyper-V là thành phần lõi của giải pháp Microsoft Private Cloud. Hyper-V giúp khách hàng nâng cao hiệu quả đầu tư phần cứng, tập trung hóa  nhiều  máy chủ  thành các máy chủ ảo chạy trên số lượng ít hơn các máy chủ vật lý. Hyper-V cũng giúp cho khách hàng vận hành đồng thời nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux trên một máy chủ. Với Hyper-V, khách hàng cũng khai thác được sức mạnh của điện toán 64bit.

Lợi ích

– Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên phần cứng máy chủ với tính năng Dynamic Memory.

– Nâng cao sự ổn định của trung tâm dữ liệu ảo (virtual DC) thông qua khả năng Live Migration.

– Khả năng quản trị trung tâm dữ liệu ảo thông qua tích hợp với Powershell và System Center.

– Nâng cao hiệu năng và khả năng khai thác phần cứng cho các máy ảo Hyper-V tới 64 bộ vi xử lý logic.

– Hiệu năng mạng ảo được nâng cao.

– Đơn giản hóa quá tr.nh triển khai các máy chủ ảo và máy chủ vật l. thông qua các đĩa lưu trữ ảo (virtual hard disk).

Công cụ quản trị Microsoft System Center

Bộ giải pháp System Center cho phép cung cấp các dịch vụ Private Cloud thông qua các dịch vụ trung tâm dữ liệu với chi phí hợp lý trong một bộ sản phẩm thống nhất.

Lợi ích

– Khả năng quản trị linh hoạt và toàn diện (end-to-end) hạ tầng trung tâm dữ liệu ảo hóa và các ứng dụng nghiệp vụ quan trọng thông qua tập trung hóa tài nguyên và tự động hóa.

– Tối ưu hóa dịch vụ trung tâm dữ liệu trên các máy ảo, các ứng dụng, và các dịch vụ khác thông qua việc mở rộng hơn các công nghệ Microsoft mà khách hàng đã đầu tư.

– Nâng cao độ tin cậy của dịch vụ thông qua các quy trình quản trị trung tâm dữ liệu chuẩn hóa đã được chứng nhận.

– Nâng cao sự thích ứng của nghiệp vụ thông qua dịch vụ IT tự phục vụ (selfservice); đồng thời cho phép IT vẫn kiểm soát đầy đủ các tài nguyên trung tâm dữ liệu.

– Cho phép linh hoạt hơn trong quản trị môi trường trung tâm dữ liệu không thuần nhất về nền tảng và ảo hóa (multihypervisor, multi-platform).

Giao diện tự phục vụ – Self Service Portal

Giao diện tự phục vụ được xây dựng trên nền tảng công nghệ Microsoft với bộ công cụ Dynamic Data Center Toolkit (DDTK) cho phép nhóm IT nâng cao hiệu quả đáp ứng nghiệp vụ của khách hàng. Công cụ cho phép IT quản lý yêu cầu tài nguyên của các bộ phận nghiệp vụ và cấp phát động theo quy trình tự động hóa.

Lợi ích

– Đáp ứng quản trị tập trung và cấp phát tài nguyên cho các bộ phận nghiệp vụ theo các nhu cầu thay đổi.

– Cấp phát, xác nhận và thu hồi tài nguyên nhanh chóng từ IT của bộ phận

– Quản trị được nhu cầu sử dụng IT của các bộ phận nghiệp dựa trên các yêu cầu và tài nguyên được cấp phát.

– Nâng cao hiệu quả quản trị máy ảo với khả năng cấp phát tài nguyên qua giao diện tự phục vụ.

Giải pháp Private Cloud của Microsoft là giải pháp tổng thể duy nhất giúp cung cấp triển khai đến mức dịch vụ ứng dụng mà không phải chỉ triển khai các máy ảo. Với các giải pháp ĐTĐM Microsoft, chất lượng dịch vụ và hiệu năng đáp ứng của ứng dụng được đặt tại vị trí trung tâm.

Giải pháp Private Cloud của Microsoft sử dụng kiến thức chuyên sâu để quản lý các ứng dụng, sử dụng, phối hợp hoạt động và tự động hóa việc quản lý dịch vụ. Với Microsoft, các ứng dụng sẽ điều khiển các nguồn tài nguyên như máy ảo, lưu trữ và bộ nhớ, trong khi đó giải pháp của hãng khác chỉ quan tâm đến quản lý tài nguyên thay vì tập trung vào những gì quan trọng nhất: mang lại giá trị kinh doanh thông qua các ứng dụng.

Microsoft có một cách tiếp cận toàn diện đặt nhu cầu của tổ chức trước bất kỳ công nghệ cụ thể. Cho dù tổ chức đang sử dụng nhiều nền tảng hypervisor khác nhau, ngôn ngữ phát triển khác nhau, hoặc thậm chí nền tảng cơ sở hạ tầng khác nhau, các phần mềm của Microsoft có thể tích hợp chúng lại với nhau và quản lý chung.

Chỉ có giải pháp của Microsoft cung cấp các công cụ quản lý, nhận dạng, và công cụ phát triển chung có thể làm việc trên cả hai môi trường Private Cloud và Public Cloud. Tính năng này mang đến cho tổ chức khả năng quản lý một ứng dụng một cách tốt nhất cho dù ứng dụng đó được đặt trên cloud nào, do đó sẽ mang lại giá trị kinh doanh lớn nhất.

Do được xây dựng trên những sản phẩm phần mềm và ứng dụng quen thuộc với người dùng Windows nên giải pháp Private Cloud của Microsoft khá thân thiện, dễ dàng trong việc sử dụng, vận hành và quản trị hệ thống.

Với các chính sách bản quyền phần mềm hợp lý, giải pháp Private Cloud của Microsoft giúp tiết kiệm chi phí để tổ chức có thể tiếp cận được với công nghệ Cloud Computing tân tiến nhất thế giới, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe bằng chi phí hợp lý nhất.

II. Giải pháp của IBM

Giải pháp Private Cloud của hãng IBM ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của ảo hóa gặp phải và tăng tính tiện lợi cho người dùng. Giải pháp này dựa trên các công nghệ ảo hóa hiện tại gồm: KVM, XEN, Vmware, powerVM và zVM, kết hợp với phần mềm quản trị IBM Tivoli service automation manager, IBM Tivoli provisioning manager… tạo nên một giải pháp cloud hoàn chỉnh. Vậy cụ thể giải pháp IBM có g. khác biệt so với giải pháp ảo hóa thông thường, các yếu tố được đề cập như sau:

– Catalog dịch vụ: Đưa dịch vụ tới tận tay người dùng và cho phép người dùng chọn lựa thông qua giao diện web. Ảo hóa thông thường không có tính năng này.

– Yêu cầu dịch vụ tự động: IBM cloud cho phép người dùng yêu cầu dịch vụ (cấp phát máy ảo, ứng dụng) một cách tự động thông qua giao diện selfservice. Với ảo hóa thông thường thì các yêu cầu này thực hiện bằng email, điện thoại… mà không có giao diện self-service.

– Thực hiện cấp phát dịch vụ tự động: Sau khi yêu cầu được chấp nhận thì dịch vụ (máy ảo, ứng dụng) được hệ thống cấp phát một cách tự động thay vì phải thực hiện cài đặt từng bước bằng tay như ảo hóa thông thường.

– Triển khai dịch vụ IT nhanh: Thông qua catalog nhờ có các template chuẩn (đã được tạo sẵn) và có khả năng tùy biến (CPU, RAM, Storage, application…) theo nhu cầu. Ảo hóa thông thường cũng có thể tạo các template máy ảo, tuy nhiên việc điều chỉnh thông số của nó không linh hoạt và phải làm một số bước thao tác bằng tay.

– Đòi hỏi kỹ năng IT của người sử dụng dịch vụ không cần cao, việc đặt yêu cầu dịch vụ (order) dịch vụ giống như việc mua hàng trực tuyến, qua đó có thể tự phục vụ theo nhu cầu của mình. Ảo hóa đòi hỏi kỹ năng về IT cao để có thể biết được cấp phát tài nguyên ở đâu, như thế nào…

– Khả năng thu hồi tài nguyên khi hết hạn sử dụng một cách tự động hoặc theo ý muốn thông qua lựa chọn trực quan. Giải pháp ảo hóa thông thường không có khả năng tự động thu hồi tài nguyên, phải thao tác bằng tay qua rất nhiều bước như truy cập vào các máy xem tài nguyên cần thu hồi ở máy nào, các thao tác từng bước để thu hồi tài nguyên.

– Khả năng quản lý rủi ro, độ tin cậy cao hơn nhờ khả năng tự động hóa qui trình cấp phát dịch vụ, thay vì làm bằng tay như đối với ảo hóa thông thường.

Có khả năng giám sát hiệu năng hệ thống, phân tích các sự kiện nhờ đó dễ dàng xử lý lỗi. Ngoài ra với khả năng này có thể biết được tài nguyên đang cấp phát cho người dùng có được sử dụng hiệu quả hay không, cần tăng thêm hay giảm xuống cho phù hợp.

Có thể tính toán được chính xác lượng tài nguyên sử dụng cho từng user nhằm hỗ trợ cho việc tính tiền dịch vụ, kế hoạch nâng cấp thêm hay không.

ibm_private_cloud

Mô hình Kiến trúc giải pháp Private Cloud của IBM

Hỗ trợ đa nền tảng ảo hóa và phần cứng

Giải pháp IBM Private Cloud hỗ trợ nhiều nền tảng phần cứng (Intel, IBM Power) và nền tảng ảo hóa (hypervisor) khác nhau như VMware ESX/ESXi, Xen, KVM, IBM.

 Lợi ích

– Cho phép triển khai nhanh chóng giải pháp Private Cloud bao gồm phần cứng, phần mềm hệ thống và các dịch vụ.

– Tự động hóa quy trình cung cấp dịch vụ IT, tiết kiệm chi phí vận hành với giao diện tự phục vụ (self-service portal) và danh mục dịch vụ (service catalog). Trên cơ sở đó, các quy trình thủ công sẽ được giảm thiểu.

– Đơn giản hóa và quản lý rủi ro tốt hơn, với độ tin cậy hệ thống cao hơn.

– Thích ứng với thay đổi nhu cầu nghiệp vụ và năng lực hệ thống.

 Các phiên bản

IBM Private Cloud có các phiên bản khác nhau về giải pháp quản trị:

– Phiên bản TSAM (Tivoli Service Automation Manager): Các phần mềm hệ thống cloud được cung cấp riêng lẻ cho phép triển khai linh hoạt về hạ tầng phần cứng, tuy nhiên thời gian triển khai lâu.

– Phiên bản ISDM (IBM Service Delivery Manager): Phần mềm hệ thống quản trị cloud được đóng gói thành các máy ảo chạy trên nền tảng ảo hóa Vmware hoặc PowerVM, nhờ đó có thể được triển khai lên hạ tầng phần cứng và thực hiện cấu h.nh, qua đó rút ngắn được thời gian triển khai hệ thống. Tuy nhiên ISDM đòi hỏi máy chủ quản trị phải chạy ảo hóa của VMware hoặc PowerVM.

– Phiên bản CloudBurst: Phần mềm hệ thống cloud và hệ điều hành được tích hợp sẵn với phần cứng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng muốn mua trọn gói cả phần cứng lẫn phần mềm. Phiên bản này có một số cấu hình theo qui mô nhỏ, vừa và lớn cho người dùng chọn lựa, do vậy kém linh hoạt về phần cứng nhưng thời gian triển khai nhanh.

III. Giải pháp của VMware

Giải pháp đám mây riêng của VMware là một giải pháp hoàn chỉnh và toàn diện với sự kết hợp của các thành phần chính bao gồm nền tảng ảo hóa vSphere, phần mềm quản trị vCloud Director, phần mềm giám sát mức độ sử dụng tài nguyên, tính phí vCenter Chargeback và thành phần bảo mật vShield Edge.

VMW-DGRM-Enterprise-Hybrid-Cloud-Overview-104-900x740

Giải pháp Private cloud của VMware

Trong mô hình giải pháp đám mây riêng của VMware, ảo hóa đóng vai trò là nền tảng cơ bản. VMware Sphere giúp khách hàng ảo hóa tài nguyên vật lý và đồng thời giúp họ tập trung những tài nguyên ảo này thành một trung tâm dữ liệu ảo, giúp cho việc quản lý và sử dụng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

Nằm ở lớp cao hơn, vCloud Director đóng vai trò như trái tim trong giải pháp ĐTĐM của VMware. Đây chính là thành phần tạo ra sự khác biệt giữa ĐTĐM và ảo hóa. Tính năng cơ bản nhất của vCloud Director là khả năng tự động cấp phát và thu hồi máy ảo dựa trên giao diện tự phục vụ (selfservice portal) và danh mục các máy ảo mẫu (service catalog). Bên cạnh đó vCloud Director còn hỗ trợ môi trường đa người dùng (multi-tenant) cho phép tạo ra các môi trường hoàn toàn riêng biệt cho các phòng ban trong một tổ chức, hay các công ty con trong một tập đoàn.

Để hoàn thiện hơn giải pháp đám mây riêng của mình, VMware cung cấp phần mềm vCenter Chargeback vừa để theo dõi mức độ sử dụng tài nguyên, vừa để tính ra mức chi phí sử dụng và phần mềm vShield Edge nhằm nâng cao tính bảo mật. vCenter Chargeback cung cấp cho khách hàng những báo cáo thường xuyên về mức độ sử dụng tài nguyên của từng máy ảo, một phòng ban cụ thể hay của cả một công ty. Đồng thời dựa trên bảng cước do khách hàng định nghĩa, vCenter Chargeback có thể tạo các báo cáo chi tiết về chi phí sử dụng tài nguyên.

Về bảo mật, ngoài việc hỗ trợ các dịch vụ cơ bản như tường lửa, NAT, VPN, công nghệ vShield còn giúp khách hàng có thể tạo ra các mạng riêng hoàn toàn tách biệt với độ bảo mật cao.

Những ưu điểm trong giải pháp của VMware

Giải pháp đám mây riêng của VMware được phát triển trên nền tảng ảo hóa vSphere. Đây là một nền tảng ảo hóa mạnh được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Việc hỗ trợ nền tảng ảo hóa này sẽ giúp cho rất nhiều khách hàng đang sử dụng vSphere sẽ dễ dàng chuyển sang ĐTĐM bằng cách sử dụng luôn cả những phần mềm và phần cứng có sẵn.

Hơn thế nữa việc tách riêng từng gói phần mềm trong một giải pháp tổng thể sẽ giúp khách hàng có thể lựa chọn triển khai theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu có thể chỉ triển khai vSphere để ảo hóa tài nguyên và quản trị tập trung. Giai đoạn tiếp theo triển khai thêm vCloud Director nhằm cung cấp các tính năng tự động cấp phát, thu hồi tài nguyên, catalog và self-service portal. Giai đoạn cuối triển khai các tính năng bảo mật, giám sát mức độ sử dụng và tính cước.

Trong khi ĐTĐM còn khá mới và các sản phẩm của nhiều hãng còn đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và dần dần hoàn thiện thì sản phẩm của VMware đã đạt độ hoàn thiện khá cao. Các phần mềm của VMware đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng và phù hợp với chuẩn chung của nhiều hãng khác.

Những điểm mạnh trên trong giải pháp của VMware sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc triển khai đồng thời hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải (SSTG).