English
Cách lên cấu hình cho một máy chủ vật lý

Cách lên cấu hình cho một máy chủ vật lý nhanh chóng

27/09/2021

Việc lựa chọn cấu hình máy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, máy chủ rất đa dạng về cả chủng loại và như cấu hình. Cần có những hiểu biết nhất định để lựa chọn được một cấu hình máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số tiêu chí cơ bản để có được một máy chủ phù hợp:

1. Chassis Sever 

Chassis Sever  là thiết bị bảo vệ các linh kiện của máy chủ. Có 3 dạng Chassis Sever phổ biến:

Rack mount Server: Là dạng ngang, cố định nhưng phù hợp với mọi loại không gian.

Blade Server: Là dạng đứng, sử dụng cho các hệ thống máy chủ dày đặc.

Tower Server: Là dạng đứng (dạng Tháp) thích hợp với việc sử dụng đơn lẻ.

Các loại Chassis Server

Các loại Chassis Server

2. Lựa chọn CPU

CPU là yếu tố quan trọng nhất khi lên cấu hình một server vật lý. CPU có số nhân càng lớn, càng mang lại nhiều lợi thế khi sử dụng. Trong quá trình hoạt động, CPU thường ở trong tình trạng nhàn rỗi khá nhiều. Chỉ khi thực hiện các tính toán chuyên sâu hay thực hiện xử lý đơn luồng mới cần đến thiết dùng CPU có xung nhịp cao. Vậy, ưu tiên hàng đầu khi chọn CPU vẫn là số nhân càng cao càng tốt.

3. Mainboard Server (Bo mạch chủ)

Bo mạch chủ là thiết bị trung tâm của hệ thống. Nó có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn các thiết bị với nhau, là nơi chứa các kênh truyền dữ liệu, bộ xử lý các khe chứa bộ nhớ, giao diện gắn thiết bị ngoại vi và nhập xuất.

4. Bộ nhớ tối đa của RAM

RAM là linh kiện quan trọng của máy chủ vật lý bởi nó quyết định dữ liệu có thể xử lý tức thời. Có 2 loại RAM chính là SDR và DDR. Chúng khá giống nhau về cấu trúc, nhưng DDR có tốc độ xử lý nhanh gấp đôi so với SDR. Khi thuê máy chủ, hãy trang bị nhiều RAM nhất có thể để tối đa hóa hiệu quả công việc.

5. Ổ cứng HDD/SSD

Các dòng  máy chủ hiện nay đa số đều hỗ trợ cả 2 dòng ổ cứng là HDD và SSD.

Nên lựa chọn ổ HDD có chuẩn giao tiếp SAS. Loại ở cứng này có băng thông và tốc độ vòng quay cao hơn các ổ cứng khác. Khiến tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối với các thiết bị khác trong doanh nghiệp tăng lên.

Ổ cứng SSD có dung lượng thấp hơn so với HDD, tuy nhiên, tốc độ hoạt động của nó cao hơn rất nhiều. Khi chọn ổ SSD, nên chọn loại cung cấp hiệu năng tốt. Ổ SSD có giá thành cao hơn nhiều lần so với HDD nên cần chọn lựa ổ cứng phù hợp với  kinh phí của doanh nghiệp.

6. RAID (Bo điều khiển Server)

RAID là thành phần không thể thiếu của máy chủ, kết hợp các thành phần của Server thành một thể thống nhất, tạo nên cơ chế sao lưu, phục hồi, đảm bảo an toàn dữ liệu.

7. Nguồn dự phòng – Thiết bị dự phòng 

Bộ nguồn là thành phần cung cấp năng lượng, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ. Các dòng máy chủ chuyên dụng thường có bộ nguồn tự phòng công suất cao, sẵn sàng thay thế khi sảy ra lỗi.

Cần chuẩn bị một hệ thống dự phòng chất lượng, sẵn sàng cho việc bảo trì hệ thống bất cứ lúc nào. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa thời gian tắt máy của hệ thống máy chủ. Hệ thống dự phòng cũng có thể sử dụng để tránh việc quá tải hệ thống. Các nhà cung cấp máy chủ luôn khẳng định hệ thống máy chủ của mình rất an toàn, nhưng luôn có những tai nạn không thể tránh. Vì vậy, chuẩn bị thiết bị dự phòng là việc làm cần thiết để bảo bảo hoạt động cho doanh nghiệp.

8. Kết nối mạng

Việc kết nối mạng không phụ thuộc vào cấu hình server mà phụ thuộc vào hệ thống mạng. Hệ thống mạng không ổn định sẽ làm ảnh hưởng hoạt động của toàn hệ thống. Máy chủ vật lý cần một băng thông kết nối internet cao để tránh bị tắc nghẽn. Vì vậy, cần đầu tư hệ thống mạng ổn định và check tốc độ đường truyền thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.

Trên đây là những yếu tố cơ bản cần quan tâm để xây dựng một cấu hình máy chủ vật lý, nếu có nhu cầu liên quan đến dịch vụ này, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Công nghệ VNSO

Hotline: 1900636106

Hồ Chí Minh: 028 7309 5999

Hà Nội: 024 730 99959

Mobile: 0345 989 141

Email: cskh@vnso.vn